Trang chủ
/Học theo dự án/

Mạnh mẽ đối mặt với tiêu cực qua trò chơi được thiết kế bởi sinh viên Đại học FPT

Mạnh mẽ đối mặt với tiêu cực qua trò chơi được thiết kế bởi sinh viên Đại học FPT

Học theo dự án

Các sinh viên Đại học FPT – ngành Thiết kế Mỹ thuật số, đã thể hiện tài năng xuất sắc tại kỳ đồ án tốt nghiệp FA23 thông qua hai sản phẩm game mang tên là Light Up và POLARIS. Những trò chơi này không chỉ giúp người chơi giảm căng thẳng mà còn giúp họ mạnh mẽ đối mặt với những tình huống tiêu cực và từ đó tìm ra những giải pháp cho các vấn đề đó.

Hiện nay, giới trẻ rất thường xuyên rơi vào trạng thái tiêu cực, mà các vấn đề có thể đến bởi các áp lực từ xã hội, vấn đề về tâm lý, cũng như ảnh hưởng của công nghệ và truyền thông xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả các giới trẻ đều trải qua những vấn đề này, và nhiều người trong số họ vẫn đang làm việc tích cực để giải quyết và vượt qua những thách thức này. Quan trọng là cung cấp hỗ trợ, nguồn lực và môi trường thuận lợi để giúp họ phát triển mạnh mẽ và làm chủ cuộc sống của mình.

Là một trong những thế hệ trẻ, sinh viên trường đại học FPT đã ứng dụng bản thân vào sản phẩm đồ án tốt nghiệp và tạo ra những trò chơi giúp người chơi giảm căng thẳng, mạnh mẽ đối mặt với các vấn đề tiêu cực; đồng thời, tạo động lực cho người chơi, thúc đẩy tâm trí họ làm chủ cuộc sống chính họ. Hãy cùng tìm hiểu về hai trò chơi ý nghĩa này nhé!

LIGHT UP

Đây là một trò chơi hành động 2D về vấn đề xử lý sự tiêu cực do bạn Bùi Thị Thủy Tiên và Trịnh Vĩ Triết thực hiện, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Phan Nhật Trung.

Trò chơi được thiết kế là một Vương quốc đom đóm mang tên Luminous, sử dụng nguồn ánh sáng của Bông Hoa Stellara Cổ đại để tạo nên không gian yên bình cho cư dân. Nhưng Vương quốc Sinistra, nơi cư trú của côn trùng độc ác, đã tấn công Luminous để chiếm đóng và tắt nguồn sáng của vương quốc Luminous khiến nơi nay phải sống trong cuộc sống vô cùng ảm đạm. Nhân vật chính Lumina là một đứa trẻ đom đóm được ra đời sau cuộc tấn công và bắt đầu hành trình để khôi phục ánh sáng. Trên hành trình, thông qua việc trải nghiệm sức mạnh của hi vọng và lòng lạc quan, Lumina đã dũng cảm chiến đấu với Sinistra, lần nữa thắp sáng cho Luminous và giải thoát người dân khỏi đau khổ và bóng tối.

Light Up với phần đồ họa mới lạ, tạo ra một môi trường đẹp mắt và lôi cuốn, tăng cường trải nghiệm người chơi qua hành trình phiêu lưu của Lumina. Thông qua việc giải trí để giảm căng thẳng, Light Up nhẹ nhàng gửi gắm vào trong đó một thông điệp tích cực là chúng ta có thể chủ động chống lại sự tiêu cực, nhận sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh và giúp đỡ mọi người, nâng cao nhận thức về xu hướng tiêu cực trong đời sống.

Ngoài ra, nhóm tác giả cũng mong muốn thông qua đồ án này để có thể tìm hiểu cách làm một trò chơi điện tử và sau khi tốt nghiệp có thể tiếp cận gần hơn, gia nhập với thị trường đang phát triển lớn mạnh này.

POLARIS

Polaris là một tựa game Roguelike 2D theo phong cách và họa tiết của phương Đông về chủ đề tích cực độc hại với trọng tâm là cân bằng hai thái cực cảm xúc của bản thân do bạn Nguyễn Đình Hiểu Minh và Trần Anh Nguyên thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên Lâm Kỳ Phương. Trò chơi xoay quanh nhân vật chính, Shiloh, được triệu hồi đến một thế giới tâm linh đầy rẫy quái vật bị biến dạng bởi sự mất cân bằng giữa dòng cảm xúc tích cực và tiêu cực. Thế giới của Polaris được cai quản bởi 5 Đền Thờ Chính đại diện cho 5 cặp phạm trù cảm xúc và một thế lực mang tên Positox đến từ Đền Thờ Trung Tâm đã phá vỡ sự cân bằng để những đền thờ còn lại phải chịu tổn thất nặng nề. “Hỡi Người Được Chọn, chúng tôi cầu khẩn người… hãy khôi phục lại Sự Cân Bằng.” Nhiệm vụ của người chơi, đó là vào vai Shiloh và đánh bại những kẻ đứng đầu thế lực Positox và những tay sai của chúng nhằm khôi phục lại sự cân bằng vốn có của thế giới này.

Trò chơi với các yếu tố ngẫu nhiên của thể loại roguelike thông qua việc nhặt vật phẩm kèm artstyle phương Đông mang lại sự mới mẻ và thú vị. Đồng thời, thông qua trò chơi, nhóm tác giả mong muốn người chơi có thể nuôi dưỡng bản thân và cảm xúc của mình, đối diện với những cảm xúc tiêu cực hay những cảm xúc phức tạp khác chứ không phải kìm nén hay che giấu chúng, vì đó không phải là cách để giải quyết vấn đề.

Game thuộc một trong những lĩnh vực của ngành Thiết kế Mỹ thuật số tại Đại học FPT. Nó có thể là một sản phẩm của các sinh viên hoặc nhóm sinh viên đang học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các trò chơi này thường được phát triển với mục tiêu mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người chơi, đồng thời có thể chứa đựng thông điệp nghệ thuật, giáo dục hoặc giải trí. Trường đại học FPT thường có các chương trình đào tạo liên quan đến game design, animation và digital arts, giúp sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức để tạo ra những sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực này./.

Ngọc Thoa (ghi)

Ảnh: NVCC

Rate this post
Tin tức liên quan