Trong xu hướng tăng học phí đại học đang xuất hiện ở nhiều quốc gia, nhiều trường đại học trong nước nỗ lực ổn định học phí, đem lại chất lượng đào tạo và trải nghiệm xứng tầm với mức chi trả của người học.
Xu hướng tăng học phí đại học đang xuất hiện ở nhiều quốc gia
Trên phạm vi toàn cầu, xu hướng học phí đại học đang có sự gia tăng ở nhiều quốc gia. Điều này được lý giải khi chi phí vận hành các trường đại học tăng lên, bao gồm chi phí nhân sự, cơ sở vật chất và công nghệ giáo dục áp dụng vào giảng dạy.
Tại Mỹ, học phí tại các trường đại học hàng đầu như Đại học Cornell đã tăng lên khoảng 4,4% cho năm học 2023-2024, đạt mức 65.204 USD mỗi năm cho sinh viên ngoài tiểu bang . Tại Vương quốc Anh, học phí cho sinh viên quốc tế tại các trường như Đại học Cambridge cũng rất cao, có thể lên đến khoảng 73.460 USD mỗi năm. Các trường đại học tại châu Âu như Đại học Helsinki có mức học phí từ 13.000 đến 18.000 EUR mỗi năm cho sinh viên ngoài EU/EEA.
Đây cũng là bối cảnh chung của Việt Nam khi nhiều trường đại học chuyển sang cơ chế tự thu tự chi theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Việc tăng học phí là một biện pháp để các trường đại học ở Việt Nam có thể duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Tại Việt Nam có hơn 200 cơ sở giáo dục đại học, sự cạnh tranh ngày càng tăng khiến cho chính sách tăng học phí trở thành bài toán nan giải của nhiều trường khi thu hút phụ huynh, học sinh.
Nâng cao trải nghiệm học tập song hành với ổn định học phí
Trước tình hình đó, nhiều trường chọn giải pháp gia tăng chất lượng và trải nghiệm cho người học nhằm xứng tầm với mức chi trả của phụ huynh, học sinh hoặc bình ổn học phí, tìm kiếm những nguồn thu từ doanh nghiệp.
Theo đó, đa dạng hóa các nguồn thu xã hội, triển khai nghiên cứu khoa học, tiếp nhận nguồn đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn, chủ động thu hút doanh nghiệp tài trợ học bổng, đồng hành đào tạo nhân lực chất lượng cao, sinh viên được nhận lương từ các trải nghiệm học tập tại doanh nghiệp, kết nối giao lưu quốc tế tạo cơ hội cho sinh viên học tập đa quốc gia, chinh phục các sân chơi trí tuệ… là những nỗ lực của các trường đại học tư thục ở Việt Nam nhằm giải bài toán học phí cho sinh viên.
Đại diện Trường Đại học FPT cho biết, học phí năm 2006 tại trường là 1.200 USD/kỳ, và từ đó tới nay học phí chỉ thay đổi con số nhỏ. Tuy nhiên tính theo tiền Việt, thì học phí thay đổi một phần do tác động của tỷ giá USD. Học phí Trường Đại học FPT năm 2006 là Top 3 trường có học phí cao nhất tại Việt Nam, tuy nhiên đến nay, học phí Trường Đại học FPT nằm ngoài top 15 trên thị trường. Học phí trường Đại học FPT được tính theo từng học kỳ. Một năm học sẽ có 3 học kỳ, học phí chuyên ngành dao động từ 20,09 triệu đồng/kỳ đến 32,5 triệu đồng/kỳ.
Lý giải cho việc nỗ lực ổn định học phí, nhiều năm nay, trường Đại học FPT đa dạng hóa các nguồn thu, thu hút hợp tác với các doanh nghiệp. Điều này giúp trường không chỉ giải quyết được bài toán ổn định học phí cho sinh viên, mà còn đổi mới bắt nhịp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên tại trường như học bổng, tín dụng cũng góp phần hạn chế mức tăng học phí. Cụ thể, năm 2024, trường triển khai nhiều loại học bổng: Học bổng tài năng, Học bổng học đường, Học bổng chuyên ngành. Những học bổng chuyên ngành như học bổng Công nghệ Ô tô số được tài trợ bởi sự hợp tác với Công ty TNHH Phần mềm FPT. Mới đây, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trường Đại học FPT tung học bổng 180 suất học bổng với giá trị mỗi suất 180 triệu đồng dành cho thí sinh đạt từ 25 điểm thi THPT.
Đại diện trường Đại học FPT nhấn mạnh, ổn định học phí phải song hành với nâng cao trải nghiệm học tập. Để làm được điều này, Trường Đại học FPT tiên phong trong việc áp dụng mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế, tiến hành “nhập khẩu” giáo trình từ các quốc gia phát triển để dạy sinh viên. Hiện tại các giáo trình mà Trường Đại học FPT sử dụng đều có bản quyền của các nhà xuất bản nổi tiếng như McGraw Hill, Pearson, Cengage, Jones and Bartlett Learning, John Wiley…
Trường liên tục đầu tư hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, 5 cơ sở tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ và Quy Nhơn, được ví như ” 5 khu đô thị thu nhỏ” với đầy đủ tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên. Trường Đại học FPT còn chú trọng phát triển kỹ năng toàn diện cho sinh viên thông qua hơn 40 câu lạc bộ hoạt động tại trường thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, hoạt động hợp tác với doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên có thêm thu nhập trong các kỳ làm việc tại doanh nghiệp.
Theo đó, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng ở học kỳ “On – the – Job Training (OJT)” tại các doanh nghiệp đầu ngành như Microsoft, Bosch, Panasonic, Hitachi, FPT Software, FPT IS, Long Châu, FPT Retail, FPT Telecom, FPT Online, FPT Sendo, FPT Securities , Amazing Tech, HTV, Idp Education, Tanigawa Vietnam, Jw Marriott – Sun Group, HPT Vietnam Corporation… và hơn 300 doanh nghiệp là đối tác của Tập đoàn FPT trên toàn thế giới.
Điều này cho thấy, Trường Đại học FPT đã từng bước chứng minh được sự cam kết về chất lượng, trải nghiệm đào tạo thế hệ sinh viên đủ kiến thức kỹ năng và thích nghi nhanh chóng với thị trường lao động. Quan điểm về trường công lập hay trường tư thục đã không còn quá quan trọng khi phụ huynh, học sinh chọn trường dựa trên các yếu tố chất lượng và trải nghiệm xứng tầm với học phí.