Giải mã thực tế ngành Quản trị Kinh doanh là gì, học xong làm gì, lương bao nhiêu

15/07/2024

Chọn ngành học để theo đuổi là một trong những quyết định quan trọng nhất mà các bạn học sinh sẽ phải đối mặt sau khi tốt nghiệp THPT. Nếu bạn là một người trẻ đam mê khám phá thế giới kinh doanh, đam mê lãnh đạo và mong muốn không chỉ theo kịp mà còn dẫn đầu trong xu hướng toàn cầu hóa, ngành Quản trị Kinh doanh là sự lựa chọn dành cho bạn.

Mục lục

Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh lĩnh vực chuyên môn về quản lý các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức để tối ưu hóa hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra. Bao gồm nhiều khía cạnh như lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, marketing, và quản lý nhân sự.

Chuyên gia trong ngành dùng kiến thức và kỹ năng Quản trị kinh doanh để cải thiện hoạt động, tăng lợi nhuận và bảo đảm phát triển bền vững cho doanh nghiệp, đồng thời ứng phó với thách thức trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và biến động.

Vì sao nên chọn ngành Quản trị Kinh doanh?

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học giúp bạn thể hiện bản thân trong môi trường cạnh tranh, khai thác tối đa tiềm năng và tư duy sáng tạo, thì ngành Quản trị Kinh doanh là lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Theo học để được trang bị kiến thức, kỹ năng trong ngành Quản trị kinh doanh là bước đệm vững chắc để trở thành một nhà lãnh đạo, một người quản lý có tầm nhìn chiến lược, sẵn sàng chinh phục các thách thức của thế giới kinh doanh hiện đại.

Lý do khiến ngành Quản trị kinh doanh ON TOP nguyện vọng, được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn, trở thành ngành học hot hit những năm gần đây:

Cơ hội thể hiện bản thân trong môi trường cạnh tranh

Cơ hội khai thác tiềm năng và tư duy

Cơ hội thực hiện tham vọng quản trị và làm sếp

Cơ hội mở ra lựa chọn nghề nghiệp không giới hạn

Cơ hội phát triển bản thân liên tục, trở thành cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị

Tố chất để học ngành Quản trị kinh doanh

Để đạt được thành công trong học tập cũng như trong sự nghiệp sau này, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh cần được trang bị các tố chất về lãnh đạo, khả năng tư duy phân tích và chiến lược, cũng như kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt. Ngoài ra, sự năng động và khả năng thích nghi với môi trường làm việc cạnh tranh cũng là những yếu tố quan trọng.

Dưới đây là một số tố chất quan trọng mà sinh viên ngành này cần có môi trường và được tập trung phát triển:

– Khả năng Lãnh đạo và Quản lý: dẫn dắt người khác, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định, bao gồm khuyến khích và hỗ trợ nhân viên đạt được hiệu suất cao nhất.

– Kỹ năng Giao tiếp và Đàm phán: Truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục, cũng như khả năng lắng nghe và hiểu người khác, giúp xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong công việc, cũng như hữu ích trong việc đàm phán và thuyết phục khách hàng hoặc đối tác

– Tư duy Phân tích và Chiến lược: Phân tích dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả, bao gồm việc hiểu biết về thị trường, nhận diện xu hướng và đánh giá rủi ro

– Tinh thần Đổi mới và Sáng tạo: Xuất phát từ vấn đề thị trường luôn thay đổi đòi hỏi phải sẵn sàng đổi mới và sáng tạo để phát triển sản phẩm, dịch vụ và giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vượt trội so với đối thủ

– Khả năng Chịu đựng Áp lực: từ các mục tiêu doanh thu và lợi nhuận, cũng như từ sự cạnh tranh trong kinh doanh, cũng như giữ vững tâm lý và xử lý hiệu quả trong những tình huống căng thẳng

– Kỹ năng Tổ chức và Quản lý Thời gian: Hiệu quả trong việc quản lý nhiều dự án và nhiệm vụ cùng một lúc, đồng thời đáp ứng các hạn chót và mục tiêu quan trọng.

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH FPT

Học ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như quản lý dự án, phân tích kinh doanh, quản lý nhân sự, quản trị chuỗi cung ứng, và nhiều vai trò khác trong các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, từng bước khẳng định vị thế trong thị trường lao động. Dưới đây là một số công việc phổ biến mà sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể theo đuổi:

– Quản lý Dự án

– Phân tích Kinh doanh

– Quản trị Nhân sự

– Marketing và Quảng cáo

– Quản lý Tài chính

– Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp

– Quản lý Sản xuất và Hoạt động

– Quản lý Chuỗi Cung ứng

– Quản lý Bán lẻ và Dịch vụ Khách hàng

– Tư vấn Quản lý

Các vị trí này thường yêu cầu các kỹ năng quản lý, phân tích, và giao tiếp mà sinh viên được trang bị trong suốt quá trình học tập.

  • Xem thêm: Trải nghiệm “01 ngày làm việc thực tế” trong ngành Quản trị Kinh doanh cùng Chuyên gia trong ngành:

Anh Hoàng Minh Thắng – Cựu sinh viên ngành Quản trị kinh doanh – ĐH FPT

Hoàng Minh Thắng
Cựu sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh – Đại học FPT, hiện là:▸ Marketing & Business Development Manager – TMA Innovation – Tập đoàn Công nghệ TMA
▸ Chuyên gia Tư vấn Chuyển đổi số & Đổi mới sáng tạo
▸ Chuyên gia trong các lĩnh vực: PropTech, HealthTech, AgriTech, MarTech, AIoT, và Robotics
▸ Giải thưởng Smart Cities Vietnam 2022
▸ Giải thưởng TOP10 giải pháp hỗ trợ phòng chống COVID 2021
▸ Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giải pháp Công nghệ
▸ Hơn 6 năm tư vấn Chuyển đổi số và Đổi mới sáng tạo
▸ Phát triển hơn 400 giải pháp Công nghệ từ ý tưởng đến ứng dụng và nhân rộng, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến

Cơ hội nghề nghiệp ngành Quản trị kinh doanh

Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 21,600 chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh và Marketing. Cơ hội việc làm trong ngành này đang ngày càng mở rộng với nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập hấp dẫn.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Quản trị Kinh doanh luôn rộng mở, nhờ vào tính đa dạng và thiết yếu của lĩnh vực này trong mọi tổ chức kinh tế. Trên thị trường toàn cầu, theo Bộ Lao động Mỹ, nhu cầu cho các vị trí quản lý (bao gồm cả quản lý kinh doanh) dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 9% từ năm 2020 đến 2030. Điều này phản ánh xu hướng tăng trưởng tương tự ở các quốc gia khác do nhu cầu quản lý và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh ngày càng tăng.
Với sự toàn cầu hóa của nền kinh tế, các nhà quản trị kinh doanh có cơ hội làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là trong các công ty đa quốc gia hoặc những công ty có hoạt động kinh doanh trên toàn cầu.

Học ngành Quản trị kinh doanh có thất nghiệp không?

Ngành Quản trị Kinh doanh vẫn là một trong những lựa chọn học tập phổ biến và có tầm quan trọng cao do khả năng áp dụng rộng rãi của nó trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Với nhu cầu cao cho các vị trí quản lý và phát triển kinh doanh, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành này rất rộng mở. Sinh viên của Đại học FPT, với lợi thế từ chương trình đào tạo quốc tế và mối quan hệ mạnh mẽ với doanh nghiệp, thường không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Theo U.S. Bureau of Labor Statistics (BLS), nhu cầu đối với các vị trí quản lý chuyên nghiệp, bao gồm các vị trí trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 6% từ năm 2019 đến 2029. Điều này phản ánh một tốc độ tăng trưởng ổn định, phù hợp với mức trung bình cho tất cả các ngành nghề.
Bên cạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu về nhân lực có trình độ quản trị kinh doanh đang ngày càng tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực như kinh doanh quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, và marketing số.
Ngoài ra, sự đa dạng trong các lĩnh vực mà ngành Quản trị Kinh doanh có thể ứng dụng cho phép người học không chỉ gói gọn trong một ngành nghề cụ thể mà có thể linh hoạt chuyển đổi qua nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ, y tế đến giáo dục và dịch vụ tài chính.
Ngành Quản trị Kinh doanh không chỉ cung cấp một lượng lớn cơ hội nghề nghiệp mà còn cho phép cá nhân phát triển kỹ năng ứng dụng trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Đặc biệt, những người có kỹ năng phân tích dữ liệu, hiểu biết về công nghệ số và khả năng quản lý dự án sẽ có lợi thế hơn trong việc tìm kiếm việc làm.

Mức lương của ngành Quản trị kinh doanh

Mức lương cho các vị trí trong ngành Quản trị Kinh doanh có thể rất khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, và vị trí công việc. Tuy nhiên, do nhu cầu cao và tính chất quan trọng của các vị trí này, mức lương thường rất cạnh tranh và có xu hướng tăng theo năng lực và kinh nghiệm.

Tại Việt Nam:
– Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mức lương khởi điểm trung bình có thể dao động từ 7 – 12 triệu VND mỗi tháng. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng hoặc có kỹ năng nổi bật có thể nhận được mức cao hơn.
– Những người có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như marketing, quản lý sản phẩm, hoặc quản lý dự án có thể kiếm được từ 15 – 30 triệu VND mỗi tháng, tùy thuộc vào kỹ năng và thành tích của họ.
– Quản lý cấp cao, như giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), hoặc giám đốc marketing có thu nhập từ 70 triệu VND trở lên mỗi tháng. Mức lương này có thể tăng đáng kể nếu làm việc cho các công ty đa quốc gia hoặc các công ty lớn tại Việt Nam.

Nhìn chung, ngành Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam cung cấp cơ hội thu nhập hấp dẫn, đặc biệt là cho những người có kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng thích ứng tốt với môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.

Học ngành Quản trị kinh doanh trường nào tốt?

Năm 2024, Đại học FPT đạt Ranked 401-600 Bảng xếp hạng các trường ĐH có sức ảnh hưởng về giáo dục, con người trong hơn 1.500 đại học trên thế giới, do Bảng xếp hạng các trường đại học toàn cầu Times Higher Education công bố. Trong đó, ĐH FPT đạt thứ hạng 101-200 các trường ĐH trên thế giới ở các tiêu chí:
+ SDG 4 (chất lượng giáo dục)
+ SDG 11 (đóng góp cho cộng đồng)
+ SDG 16 (tổ chức vững mạnh)

Với chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học FPT trở thành thành viên của ACBSP vào năm 2016 và được kiểm định toàn phần đạt chuẩn ACBSP ngành Quản trị kinh doanh vào năm 2019. 𝐀𝐂𝐁𝐒𝐏 (Accreditation Council for Business Schools and Programs) là chương trình kiểm định các trường học và chương trình đào tạo về kinh doanh được thành lập từ năm 1988 tại Hoa Kỳ. Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh – Đại học FPT đạt chuẩn kiểm định ACBSP với tính cập nhật và đáp ứng yêu cầu đối với thị trường toàn cầu làm tăng độ uy tín cho chương trình học tập, giúp sinh viên nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế sau tốt nghiệp.

Không ngừng cập nhật và hướng tới toàn cầu, ĐH FPT tích cực tham gia vào các hoạt động của ACBSP, đặc biệt là đăng cai tổ chức hội nghị khu vực 10 năm 2024, thể hiện những đóng góp tích cực của mình trong việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực giáo dục kinh doanh, sự thành công bền vững của người học. Tại hội nghị thường niên toàn cầu ACBSP năm 2023 tại Mỹ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT – TS. Trần Ngọc Tuấn trở thành Chair of region 10 (Chủ tịch khu vực 10) của ACBSP. Đồng thời T.S Trịnh Trọng Hùng – Chủ nhiệm – Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học FPT (Hà Nội) là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này hoàn thành khóa “Chuyên gia đánh giá kiểm định các chương trình giáo dục” do ACBSP đào tạo và cấp chứng chỉ, và trở thành chuyên gia kiểm định ACBSP quốc tế đầu tiên của Việt Nam.

Tại Đại học FPT, sinh viên không chỉ được cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn được chuẩn bị một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh thông qua các chương trình đào tạo thực tế và cập nhật với chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, cơ hội du học và thực tập nước ngoài, kỹ năng và tinh thần khởi nghiệp, bên cạnh môi trường học tập hiện đại. Chương trình hướng đến trang bị năng lực cạnh tranh toàn diện cho người học, đáp ứng nhu cầu của thị trường với chương trình được thiết kế vừa đảm bảo kiến thức nền tảng vững chắc về quản trị và kinh tế, vừa liên tục cập nhật phù hợp với dòng chảy thay đổi của ngành. Bên cạnh đó, với thế mạnh nội tại về công nghệ từ Tập đoàn FPT, người học sẽ được đào tạo về chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp thông qua các hệ thống đang được ứng dụng hiệu quả tại doanh nghiệp. Mỗi dự án và đồ án tốt nghiệp đều dựa trên các vấn đề thực tế với sự đồng hành của doanh nghiệp mang lại cho sinh viên những cơ hội và kinh nghiệm quý giá ngay cả khi chưa tốt nghiệp.Học tại Đại học FPT, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh không chỉ đơn thuần là tiếp cận với một chương trình giáo dục chất lượng cao, mà còn là trải nghiệm một loạt các lợi thế đặc biệt, giúp sinh viên kiến tạo năng lực vượt trội sau tốt nghiệp như:
• Được học tập tại nước ngoài từ năm đầu tiên
• Được sở hữu năng lực Tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 trở lên khi bước vào năm 2
• Được tham gia On The-Job-Training làm việc thực tế trong các doanh nghiệp hàng đầu từ năm 3
• Được học tập với chương trình đào tạo gắn liền nền công nghiệp thực tiễn
• Được doanh nghiệp săn đón với mức lương hấp dẫn sau tốt nghiệp
• Được giao lưu, học tập với giảng viên và sinh viên người nước ngoài
• Được trải nghiệm môi trường học tập quốc tế đạt thứ hạng 401-600 The Impact Rankings và kiểm định 5 sao về: chất lượng đào tạo, việc làm, cơ sở vật chất

Câu lạc bộ ngành Quản trị kinh doanh (BEC) tại ĐH FPT

Đại học FPT chú trọng phát triển ngoại ngữ giúp sinh viên tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động chất lượng cao, mở ra cơ hội sự nghiệp toàn cầu.Trong quá trình học tập, sinh viên chuyên ngành Tài chính sử dụng tiếng Anh và giáo trình bản quyền quốc tế. Sinh viên đạt trình độ Tiếng Anh tối thiểu tương đương IELTS 6.0, thành thạo ngoại ngữ thứ hai là Tiếng Trung và được trải nghiệm ít nhất 1 học kỳ tiếng Anh và học tập chuyên ngành ở nước ngoài tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ giúp người học tăng ưu thế cạnh tranh, sẵn sàng tham gia thị trường lao động quốc tế.

Ngành Quản trị kinh doanh học gì?

Chương trình học tại ĐH FPT gồm các môn về quản lý chiến lược, marketing, tài chính, quản trị nhân sự, kinh doanh quốc tế, và nhiều môn học khác nhằm phát triển kỹ năng quản lý và khả năng phân tích kinh doanh.
Năm 2024, ĐH FPT chính thức mở công đăng ký xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh với các chuyên ngành:
🔸 Digital Marketing
🔸 Quản lý Logistics và Chuỗi cung ứng toàn cầu
🔸 Tài chính (Fintech)
🔸 Kinh doanh quốc tế
🔸 Quản trị Du lịchQuản trị Khách sạn

ĐH FPT bắt đầu xét tuyển nguyện vọng ngành Quản trị Kinh doanh năm 2024. Nhà trường sẽ dừng tuyển sinh khi đã đủ chỉ tiêu cho ngành, ưu tiên hồ sơ đăng ký sớm.

🔻 THÍ SINH XÉT TUYỂN TẠI: https://university.fpt.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen/

* Điều kiện xét tuyển vào Đại học FPT:

– Phương thức xét Học bạ: Thí sinh đạt từ TOP 50 SchoolRank trở lên (tra cứu: https://schoolrank.fpt.edu.vn)

– Phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT: Tổ hợp AXX (Toán và 2 môn bất kỳ) từ 21 điểm trở lên

Sẵn sàng theo đuổi và chinh phục thị trường ngành Quản trị kinh doanh ngay!

 

Chia sẻ qua:

MENU