Trong bối cảnh phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Kỹ thuật phần mềm được ví von “đang dần ăn trọn cả thế giới”, được nhiều bạn học sinh quan tâm lựa chọn hàng năm. Tổng quan ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT sẽ được thông tin bên dưới.
Tại Đại học FPT, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành học có tiếng và lâu đời nhất
1. Kỹ thuật phần mềm là gì?
Kỹ thuật phần mềm hay công nghệ phần mềm (tên tiếng Anh: Software Engineering) là ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung. Trong đó kỹ thuật phần mềm chuyên về các hoạt động sử dụng, phát triển và bảo trì các phần mềm. Nhắc đến kỹ thuật phần mềm là nói tới việc thiết kế, xây dựng và duy trì phần mềm hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm phù hợp với những bạn thích lập trình thuần túy. “Phần mềm”, “chương trình” hay “ứng dụng” đều là các sản phẩm của việc lập trình.
Thực tế, bạn đang sử dụng các phần mềm này ở khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, trình duyệt web Chrome, Firefox… Các chương trình chỉnh sửa ảnh, thiết kế như: Photoshop, After Effect, Lightroom…. Ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram…. hay Google Search, Zing MP3… cũng là một dạng ứng dụng. Thậm chí cả hệ điều hành Microsoft Windows hay Linux cũng là phần mềm.
Rất nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa kỹ thuật phần mềm, công nghệ thông tin và khoa học máy tính với nhau. Nhưng thực chất chúng đều có sự khác biệt như:
– Kỹ thuật phần mềm là nghiên cứu về cách thức các hệ thống phần mềm được xây dựng, bao gồm các chủ đề như quản lý dự án, đảm bảo chất lượng và kiểm tra phần mềm.
– Khoa học máy tính là nghiên cứu về cách các máy tính hoạt động, chủ yếu từ quan điểm lý thuyết và toán học.
– Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
2. Kỹ thuật phần mềm tại Việt Nam?
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp phần mềm giữ được tốc độ phát triển ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam có cơ hội trở thành cường quốc về công nghiệp phần mềm.
Theo số liệu mới nhất trong Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2021, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu phần mềm.
Đồng thời, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, 10 năm tới đây, sẽ có những dịch chuyển quan trọng từ công nghệ thông tin sang công nghệ số, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ gia công sang phát triển những phần mềm mang thương hiệu Việt Nam, từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính. Điều này cho thấy những cơ hội ngành Kỹ thuật phần mềm rất rộng mở.
3. Ngành Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT
Tại Đại học FPT, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Hiện tại, sinh viên Đại học FPT đã và đang làm việc, học tập tại các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường Công nghệ thông tin quan trọng của thế giới. Đây là kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ), Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA), Chương trình Đào tạo của EC-Council, Học viện Mạng và Phần cứng Jetking (Ấn Độ); với sự tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp CNTT như Tập đoàn FPT, Tập đoàn IBM, đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco…
Nội dung đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.
Các sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ được đào tạo tại một trong trong năm campus của Đại học FPT trên cả nước là: TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Chương trình đào tạo khác biệt và nổi bật của ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT:
✔ Chương trình đào tạo thừa hưởng thế mạnh nền tảng công nghệ của Tập đoàn FPT, sinh viên tiếp cận với xu hướng hàng đầu thế giới như Blockchain, AI, Cloud,…
✔ Sử dụng giáo trình bản quyền quốc tế, xây dựng khung chương trình học dựa trên các chuẩn học thuật – nghề nghiệp (ACM, ABET, VINASA)
✔ Môi trường học tập quốc tế: với Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài và Kỳ học chuyên ngành tại nhiều quốc gia
✔ Đồng hành bởi đội ngũ giảng viên là chuyên gia nhiều năm thực chiến trong ngành, tu nghiệp tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản…
✔ Sinh viên thông thạo 2 ngoại ngữ (Tiếng Anh và Tiếng Nhật), sẵn sàng hội nhập toàn cầu
✔ Đào tạo trong doanh nghiệp ngay từ năm 3 chuyên ngành tại 350+ đối tác doanh nghiệp, tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp
✔ Đời sống sinh viên phong phú mang đến trải nghiệm sinh viên toàn diện
4. Ngành Kỹ thuật phần mềm học gì? Chương trình đào tạo tại Đại học FPT
Nội dung đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT là 145 tín chỉ (chưa bao gồm học phần tiếng anh, giáo dục quốc phòng và các hoạt động rèn luyện bắt buộc). Với 2 giai đoạn: kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành (9 học kỳ) để đảm bảo đầy đủ kiến thức cho sinh viên.
Giai đoạn kiến thức nền tảng: Thời gian kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo năng lực đầu vào của sinh viên. Đây là giai đoạn sinh viên trang bị kiến thức nền tảng cho quá trình học đại học, được đào tạo chương trình Tiếng Anh dự bị (trường hợp các bạn sinh viên đã có chứng chỉ IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 sẽ được miễn học tiếng anh). Ngoài ra sinh viên còn học thêm những môn học để trau dồi những kỹ năng khác như nhạc cụ truyền thống, các môn học thể chất (Vovinam) để phát triển bản thân một cách toàn diện.
Giai đoạn kiến thức chuyên ngành: Đây là giai đoạn quan trọng vì sinh viên được đào tạo những kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, thực hành thực tế.
HỌC KỲ | MÔN HỌC | KIẾN THỨC ĐẠT ĐƯỢC |
Kỳ 1 | -Tổ chức và kiến trúc máy tính
– Nhập môn khoa học máy tính – Toán cho ngành kỹ thuật – Cơ sở lập trình – Vovinam 2 – Kỹ năng học tập đại học |
– Sinh viên làm quen với ngôn ngữ C, lập trình những chương trình cơ bản đến phức tạp. – Sinh viên hiểu về kiến trúc và tổ chức máy tính – Sinh viên được trang bị tư duy về lập trình một cách trực quan. – Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập. |
Kỳ 2 |
– Toán rời rạc – Mạng máy tính – Hệ điều hành – Lập trình hướng đối tượng – Vovinam 3 – Kỹ năng giao tiếp và cộng tác |
– Sinh viên có kiến thức về lập trình hướng đối tượng và giao tiếp cơ bản với ngôn ngữ Java. – Sinh viên thực hành lập trình ngôn ngữ C. – Làm việc nhóm: Sinh viên học cách làm việc nhóm hiệu quả, phát triển nhóm, thành viên nhóm, đa dạng nhóm, lãnh đạo nhóm, động lực nhóm, mâu thuẫn và gắn kết trong các nhóm, lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp và công nghệ và các nhóm ảo. |
Kỳ 3 | – Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
– Các hệ cơ sở dữ liệu – Tiếng Nhật sơ cấp 1-A1.1 – Thực hành OOP với Java – Thiết kế web |
– Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
– Sinh viên học cách giao tiếp cơ bản với hệ cơ sở dữ liệu, thiết kế Database. – Sinh viên có khả năng thiết kế giao diện của một website. – Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ thiết kế phần mền UML. |
Kỳ 4 | – Internet vạn vật
– Tiếng Nhật sơ cấp 1-A1.2 – Xác suất thống kê – Phát triển ứng dụng Java web – Nhập môn Kỹ thuật phần mềm |
– Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc. – Sinh viên nắm vững quy trình phát triển phần mềm, bao gồm các quy trình sử dụng trong ngành công nghệ phần mềm: Water Fall, Spiral, Interative Development, Agile. – Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ thiết kế phần mền UML. |
Kỳ 5 |
– Đạo đức trong CNTT – Học phần 1 của Combo – Dự án phát triển phần mềm – Yêu cầu phần mềm – Kiểm thử phần mềm |
– Sinh viên được cung cấp những kiến thức tiếng Nhật ở mức độ Sơ cấp, đồng thời có thêm nhiều từ vựng, nhiều chữ Hán và nhiều mẫu câu để có thể đọc, viết những câu tương đối dài và phức tạp. – Sinh viên nắm vững các công nghệ lập trình chuyên nghiệp trên nền tảng Microsoft .NET: C#, ASP.NET, ASP .NET trên nền IIS, kết nối CSDL theo mô hình ADO .NET. – Sinh viên nắm vững các kỹ thuật trong kiểm thử phần mềm: UnitTest, BlackBox, WhiteBox, Equivalent, Boundary. Tham gia chứng chỉ kiểm thử phần mềm ISTQB. |
Kỳ 6 | – Đào tạo trong doanh nghiệp
– Khởi sự doanh nghiệp |
– Sinh viên làm việc trong các dự án thực tế trong nước và quốc tế tại FPT Software hoặc các công ty phần mềm trong và ngoài nước là đối tác của Đại học FPT từ 4 – 8 tháng. – Sinh viên được trang bị kiến thức khởi nghiệp. |
Kỳ 7 |
– Kỹ năng viết học thuật – Lập trình di động – Học phần 2 của Combo – Học phần 3 của Combo – Kiến trúc và thiết kế phần mềm |
– Xây dựng ứng dụng trên các thiết bị di động và kết nối với các thiết bị ngoại vi, các dịch vụ từ bên ngoài và có khả năng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau từ iOS, Android đến Blackberry. – Sinh viên tìm hiểu tâm lý của người dùng, hành vi hằng ngày của người dùng trên quy trình công việc mà họ thực hiện để từ đó tạo ra các giao diện mà người dùng sử dụng như theo thói quen và cách nghĩ hiện tại để họ có thể tiếp cận, sử dụng phần mềm một cách nhanh chóng mà không cần học tập phức tạp. – Sinh viên được trang bị kỹ năng để có thể viết bài luận cuối môn, bài nghiên cứu,… |
Kỳ 8 | – Triết học Mác – Lê-nin
– Kinh tế chính trị Mác – Lê-nin – Quản trị dự án – Học phần 4 của Combo – Học phần 5 của Combo – Thiết kế trải nghiệm người dùng |
– Sinh viên có kiến thức của vai trò Quản lý dự án như: Lập kế hoạch, dự đoán các rủi ro, điều phối nhân lực và chia công việc. Ngoài ra, các kiến thức về quản lý nhân sự, phối hợp nhân viên, xử lý xung đột sẽ được cung cấp để nâng cao kinh nghiệm cho việc quản lý. – Sinh viên được cung cấp những kiến thức nâng cao về tiếng Nhật – tiếng Nhật Trung cấp. Có khả năng đọc, viết, giao tiếp câu văn dài, phức tạp, trang trọng. |
Kỳ 9 | – Đồ án tốt nghiệp TTNT
– Tư tưởng Hồ Chí Minh – Chủ nghĩa xã hội khoa học – Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam |
– Sinh viên thực hiện và sở hữu đồ án/ứng dụng của riêng mình.
– Sinh viên tự tin làm việc tại hầu hết các cường quốc CNTT trên thế giới. |
5. Học Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật phần mềm
Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người được giải phóng khỏi những công việc thủ công nhàm chán, các quy trình hoạt động tối ưu hóa, giảm thiếu sót, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Khi phần mềm được ứng dụng rộng rãi và trở thành hạt nhân của sự phát triển đời sống, cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm trở thành nhân tố được săn đón hàng đầu trên thị trường lao động.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm có thể làm việc ở các vị trí như:
– Lập trình viên phát triển ứng dụng
– Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
– Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
– Giám đốc kỹ thuật
– Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh
– Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT
– Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
– Kỹ sư cầu nối
6. Mức lương ngành Kỹ thuật phần mềm
Mức lương lập trình viên theo báo cáo của TopDev năm 2022 (Nguồn TopDev)
Thực tế hiện nay, khi Công nghệ hiện hữu hầu hết khắp nơi trong đời sống con người, nghề làm Công nghệ thông tin càng trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Và nghe đến “làm IT”, thì có lẽ thu nhập và cơ hội thăng tiến sẽ là những chủ đề được quan tâm nhất.
Báo cáo thị trường IT Việt Nam – Tech Hiring 2022 do TopDev phát hành đã đưa ra bảng so sánh mức lương giữa các vị trí lập trình mới nhất trong năm 2022. Các vị trí ngành lập trình có mức lương dao động từ 8 – 140 triệu/tháng.
7. Tố chất ngành Kỹ thuật phần mềm
Đam mê chính là yếu tố tiên quyết để lựa chọn ngành học cho bản thân. Vì vậy, ngành Kỹ thuật phần mềm phù hợp hơn với những bạn có niềm đam mê với công nghệ, máy tính, thích chủ động tìm hiểu các thông tin được cập nhật và xu hướng công nghệ hiện nay. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm đòi hỏi tính tự học, tự nghiên cứu khá nhiều nên nếu thực sự đam mê thì bạn sẽ không cảm thấy việc học tập quá khó khăn, áp lực.
Làm việc với máy tính đòi hỏi tư duy logic cao nên kỹ năng tư duy logic tất cần thiết khi học tập và làm việc trong lĩnh vực này. Ngoài ra, lĩnh vực công nghệ thông tin bắt buộc bạn phải tiếp xúc với ngoại ngữ nhiều đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT, đây không phải là một rào cản mà là một lợi thế khi được học hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật tại trường. Tốt nghiệp Đại học FPT, sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm thông thạo hai ngoại ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Nhật, sẵn sàng hội nhập toàn cầu.